Quản lý nhân viên thời khủng hoảng
Do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhiều công ty đang phải trải qua các biến động lớn như cắt giảm nhân viên, kiện tụng, sáp nhập…
Ảnh: Forbes.com
Nếu bạn là một người quản lý, tình hình này sẽ khiến công việc của bạn thêm nhiều áp lực.

Bạn không chỉ cố gắng kiềm chế mức độ lo lắng, căng thẳng của bản thân mà còn phải giúp đỡ nhân viên cấp dưới giữ vững tinh thần, đồng thời duy trì năng suất và nhuệ khí làm việc.

Dù không có một công thức nhất định cho người quản lý dẫn dắt nhân viên vượt qua khủng hoảng, song có một số việc bạn có thể thực hiện nhằm trấn an nhân viên, tạo sự kết nối giữa mọi người trong hoàn cảnh khó khăn.

Cởi mở và trung thực

Trong khủng hoảng, phản ứng tự nhiên của nhiều người là che giấu, không muốn thông báo tin tức không vui cho nhân viên. Nhưng im lặng trong khi ai cũng biết công ty đang gặp khó khăn sẽ làm cho tình huống càng trở nên hỗn loạn hơn. Vì vậy, hãy cởi mở và trung thực với những cộng sự của mình.

Dù bạn không thể chia sẻ từng chi tiết về những gì đang diễn ra nhưng hãy thông báo tin tức cần thiết và đúng lúc. Hơn nữa, hãy để mọi người đặt câu hỏi và lắng nghe những ưu tư của họ. Tùy thuộc vào tình hình, bạn có thể tổ chức những cuộc họp hoặc ít nhất là gửi email hằng ngày để nhân viên khỏi lo lắng, bất an.

Thiết lập ranh giới

Là một người quản lý, bạn phải biết những thông tin nào được phép chia sẻ cho nhân viên và những gì nên giữ lại. Tiết lộ quá nhiều thông tin, kể cả những tin chưa được kiểm chứng sẽ gây nhiễu cho nhân viên và khiến họ thêm lo lắng. Nếu không chắc chắn có được thông báo thông tin rộng rãi hay không, bạn có thể hỏi ý kiến cấp trên của mình hoặc những người quản lý khác về điều họ chia sẻ với cấp dưới.

Khi nhân viên đặt ra những câu hỏi khó hoặc bạn không biết đáp án, hãy trung thực. Bạn có thể nói với nhóm rằng “Hiện tại tôi không nắm rõ về vấn đề đó” hoặc “Tôi sẽ báo cho mọi người khi có thông tin chính thức”. Họ đánh giá cao sự trung thực hơn che giấu hay tránh nói chuyện.

Thể hiện sự lạc quan

Bạn là người đứng đầu một nhóm/công ty nên tâm trạng, cách cư xử của bạn có tác động rất lớn tới mọi người. Vì vậy, dù rối trí hay tức giận vì công việc, bạn cũng phải duy trì quan điểm lạc quan và phong thái chuyên nghiệp. 

Hãy tự nhủ với bản thân rằng rồi mọi việc sẽ ổn và có nhiều người đang phụ thuộc vào bạn. Đồng thời hãy xuất hiện trước nhân viên hằng ngày để họ cảm thấy yên tâm khi công ty đang trong giai đoạn lộn xộn.

Duy trì năng suất và hiệu quả công việc

Hãy làm mọi việc có thể để duy trì năng suất làm việc và cho nhân viên thấy rằng tình huống vẫn đang nằm trong vòng kiểm soát, đồng thời khuyến khích họ tập trung vào công việc, thay vì đi “buôn chuyện”, chểnh mảng.

Ngược lại, nếu bạn không thể hiện phong độ vốn có của mình hoặc buông xuôi mọi việc, nhân viên cũng làm điều tương tự và như vậy tương lai của tất cả mọi người sẽ càng “u ám” hơn.

VNJobs
Theo Theo TNO | Daily Muse
Số lần xem: 143 Lên đầu trang
Các bài viết khác
Quản lý nhân viên mùa... EURO
Sếp giỏi - quyết đoán chứ không độc đoán
Đối phó tình trạng nhân viên nghỉ làm “như cơm bữa”
Để đánh giá chính xác năng lực nhân viên
Nâng tài quản lý với “Tối đa hóa năng lực nhân viên”
Do đâu nhân viên nản việc
7 dấu hiệu báo động từ nhân viên
Những cách đặc biệt động viên nhân viên
^Miếng bánh^ nhân sự: Chia bánh hay làm bánh?
Bí quyết phê bình nhân viên CƯNG của công ty
Chuyên mục
Người Khuyết Tật (31)
Kỹ Năng Phỏng Vấn (7)
Cẩm Nang Thu Hút Nhân Tài (10)
Cẩm Nang Tuyển Dụng Nhân Tài (21)
Quản trị nguồn nhân lực (24)