7 dấu hiệu báo động từ nhân viên

Bị căng thẳng hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống hay công việc không chỉ là điều tệ hại đối với nhân viên của bạn, mà còn là trở ngại cho việc kinh doanh của chính bạn. Sau đây là bảy dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang có vấn đề cùng với giải pháp để giải quyết tình huống này.

ăng thẳng hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống hay công việc không chỉ là điều tệ hại đối với nhân viên của bạn, mà còn là trở ngại cho việc kinh doanh của chính bạn. Sau đây là bảy dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang có vấn đề cùng với giải pháp để giải quyết tình huống này.

1. Nói năng lớn tiếng, thô bạo, lấn át người khác. Nếu tận mắt chứng kiến hoặc nghe kể về những hành vi gây mâu thuẫn nội bộ này thì bạn cần can thiệp ngay lập tức. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và xác định hậu quả nếu hành vi đó còn tiếp diễn.

Những buổi sinh hoạt nhóm định kỳ hằng tuần hoặc hằng tháng, hằng quý để đánh giá cách làm việc cũng có thể giúp quản trị viên nắm vững những gì đang xảy ra với nhân viên thuộc cấp nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh.

2. Chất lượng công việc kém, năng suất giảm, lẩn tránh trách nhiệm. Đây là vấn đề thành tích của nhân viên. Khi đó, quản trị viên và nhân viên cùng ngồi xuống bàn bạc để triển khai kế hoạch cải tiến.

Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu chi tiết và có cả thời điểm hoàn thành công việc. Nếu nhân viên nào không đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra thì bạn cần xem xét việc áp dụng biện pháp kỷ luật từ nhẹ cho tới mức cảnh cáo, kể cả sa thải.

3. Đi trễ, về sớm, giải lao quá thời gian quy định, thường khai bệnh. Tình trạng này có thể do nhân viên mất tinh thần làm việc hoặc do sếp thiếu động viên thuộc cấp.

Nếu sự việc chỉ xảy ra với một vài nhân viên thì bạn hãy thảo luận trực tiếp với những nhân viên đó để tìm ra nguyên nhân. Nhưng nếu xảy ra với nhiều nhân viên hoặc toàn thể công ty thì bạn cần thực hiện một cuộc thăm dò bí mật nhằm tìm hiểu lý do. Công việc chán ngắt, thiếu sự lãnh đạo, quy trình huấn luyện không đầy đủ và kém hữu hiệu đều có thể đã tác động tới nhân viên.

4. Thường xuyên vắng mặt, làm cho có, trễ hạn, thường bị tai nạn khi làm việc. Vấn đề này làm ảnh hưởng tới công việc và sức khỏe của nhân viên.

Bạn hãy gởi trực tiếp yêu cầu của công việc tới nhân viên, đồng thời nêu rõ mong đợi từ phía công ty. Nếu công ty có chương trình trợ giúp hoặc phúc lợi cho nhân viên nhằm giúp họ vượt qua khó khăn cá nhân thì bạn cần tiến hành ngay. Nhưng nếu tình hình không được cải thiện, bạn nên bắt đầu áp dụng biện pháp kỷ luật.

5. Làm việc đến tận đêm khuya mà không có lý do, cạo râu/đánh răng buổi sáng trong phòng vệ sinh của văn phòng, ngủ gật trên bàn làm việc, tự tách rời khỏi nhóm công tác. Đây có thể do ảnh hưởng từ việc riêng của nhân viên.

Bạn nên bày tỏ sự thông cảm với nhân viên và nhắc họ những điều không nên làm ở nơi làm việc. Nếu công ty có chương trình trợ giúp nhân viên, bạn hãy tiến hành để giúp đỡ họ. Bạn cũng nên nghiên cứu giờ giấc nghỉ ngơi thích hợp để có thể điều chỉnh nếu cần.

6. Kích động cộng sự và công kích sếp. Dù chỉ là mối đe dọa tiềm tàng hay hành động thật sự, bạn cũng cần ngăn chặn ngay nhằm bảo vệ nhân viên khác và tái lập trật tự nơi công sở.

Hãy đề nghị (có tính bắt buộc) họ chấm dứt hành vi đó và cần mời chuyên gia tâm lý giúp họ giải tỏa nỗi ấm ức để có thể làm việc bình thường trở lại. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ cảnh sát can thiệp.

7. Tự cô lập một cách bất thường với ý nghĩ cuộc đời là hư vô, không màng tới thân thể và vệ sinh cá nhân, bỗng nhiên hủy hoại công lao. Đây là những dấu hiệu cho thấy tinh thần nhân viên đã sa sút trầm trọng và có thể dẫn tới việc tự vẫn.

Tuy những dấu hiệu báo động này thường không rõ ràng nhưng các cộng sự gần gũi của họ có thể là những người đầu tiên nhận biết được.

Từ báo cáo của một nhân viên về dấu hiệu bất thường của một nhân viên khác, bạn cần tách rời người đó ra khỏi các nhân viên còn lại. Lúc này, bạn cần thông báo cho phòng nhân sự hoặc chuyên gia tâm lý để đưa ra lời khuyên cần thiết cho họ.

Thông thường, cử chỉ chăm sóc và quan tâm đơn giản như hỏi thăm “Hình như bạn đang gặp khó khăn phải không?” có thể là một khởi đầu cho cuộc trò chuyện thân tình nhằm tìm hiểu nhân viên đó đang gặp phải vấn đề gì.

VNJobs
DNSG | Entrepreneur

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)