Sinh viên khuyết tật khó xin việc làm?

Theo thống kê của Chương trình Khuyết tật và Phát triển (Disability resource and development- DRD) thuộc Khoa Xã hội học thuộc Trường Đại học Mở TP.HCM thì đa phần sinh viên khuyết tật sau khi ra trường đều chung cảnh thất nghiệp , vì nhiều nguyên do : thiếu tự tin, thiếu kiến thức chuyên môn, đi lại khó khăn … Thực tế, Viết Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều ngành nghề phù hợp với người khuyết tật , song cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ phải đối đầu với những thách thức mới.
“Ngổn ngang trăm mối”

Sinh viên khiếm thị Lệ Xuân , khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm có ước mơ được làm biên tập cho chương trình ca nhạc trên truyền hình . Nhưng em ưu tư : “ Tại sao nhiều doanh nghiệp lại ngại nhận người khuyết tật?”. Một sinh viên nữ thấp thỏm : “ Doanh nghiệp trả lương cho người khuyết tật ra sao , có “ bằng” nhân viên bình thường không?”. Một ban nam bị khiếm thính lo âu : “ Người khiếm thính có kỹ năng vi tính có được nhận vào làm trong các doanh nghiệp hay không?”.

Cùng tâm trạng lo lắng như những sinh viên khuyết tật khác, em Huỳnh thị Nương , sinh viên năm thứ 4 Trường ĐH KHXH&NV ngại ngần thổ lộ : “ Người đi xe lăn đến các doanh nghiệp xin việc , không biết có được nhận vào làm không? Nếu được nhận vào làm , doanh nghiệp có biện pháp gì hỗ trợ môi trường làm việc phù hợp cho nhân viên khuyết tật hay không?”. Chị Nguyễn thị Kim Anh , tình nguyện viên của DRD bức xúc kể rằng có hai người khuyết tật được nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp nọ, nhưng họ vẫn bị “ phân biệt đối xử” : “ Trong danh sách nhân sự của công ty, tất cả những nhân viên bình thường thì có đủ tên họ, còn hai người ban của tôi thì không được ghi tên mà trong danh sách chỉ ghi là “ người khuyết tật 1, người khuyết tật 2””.

Ý kiến nhà doanh nghiệp

Theo ý kiến của một số nhà doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, thì sinh viên khiếm thị yêu thích ngành báo chí sẽ phù hợp với vị trí làm phát thanh viên ( nếu có giọng đọc tốt) . Giải đáp một vài thắc mắc của sinh viên , thạc sĩ Võ Nguyễn Đăng Khoa , Giám đốc Trung tâm CNTT và điện tử Thái Sơn , đồng thời là giảng viên trường Đại học dân lập Lạc Hồng ( Đồng Nai) khẳng định : “ Sinh viên khiếm thính có chuyên môn về CNTT có thể được nhận vào các doanh nghiệp vì có giao tiếp , trao đổi công việc qua hình thức “ chat” , cách thức này sẽ hỗ trợ nhiều cho các ban khiếm thính. Riêng các ban sinh viên đi xin việc bằng xe lăn vẫn có thể được tuyển dụng vì việc ban xuất hiện như thế nào mới là điều quan trọng”. Anh Khoa cho rằng, các ban đến xin việc cần phải tự tin và “ tươm tất” như những người bình thường khác.

Giải đáp thắc mắc của sinh viên Trần Viết Hoàng, khoa Kinh tế Đại học Quốc gia , thạc sĩ Khoa cho biết , sinh viên Trường Lạc Hồng được nhà trường tự lo chỗ thực tập. Nhưng cũng có một số trường chưa làm được việc này , thì sinh viên cần chủ động tìm nơi thực tập phù hợp với ngành học. Thường thì các doanh nghiệp đều tạo mọi thuận lợi cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp mình.

Chị Trương Vũ Thùy Loan , phụ trách bộ phận nhân sự Công ty Thương mại dịch vụ AIM ( American indochina management) khẳng định : “ Thị trường việc làm hiện nay rất phong phú, sẽ tạo nhiều cơ hội cho người khuyết tật”. Và để hỗ trợ cho các bạn sinh viên khuyết tật mới ra trường có nhu cầu xin việc làm , chị Loan hứa sẽ trực tiếp hướng dẫn cho sinh viên làm hồ sơ xin việc và cách thức dự phỏng vấn có hiệu quả.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hạnh , thuộc Công ty Duy Tân cho biết, Công ty Duy Tân hiện có một số nhân viên là người khuyết tật . Qua nhiều năm liền phụ trách bộ phận nhân sự, chị sẽ nhận thấy điều đáng quý nơi các nhân viên khuyết tật là sự gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, nhiệt tình với công việc. . Và thực tế, Duy Tân vẫn ưu tiên chọn những nhân viên khuyết tật đi giao lưu, học tập ở nước ngoài vì họ giỏi chuyên môn và có thể giao tiếp ngoại ngữ thông thạo.

Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến , Giám đốc Chương trình DRD đúc kết : “ Hầu hết người khuyết tật khi đi xin việc đều không có tay nghề và yếu về giao tiếp . Cụ thể có một ban nữ sinh mới tốt nghiệp cao đẳng đến xin việc làm . Khi được hỏi sở thích của ban là gì , thì ban trả lới “ thật thà” là “ thích ngủ và ăn thịt gà”…. Một điều hiển nhiên khi Việt Nam gia nhập WTO là tuân theo chuẩn Quốc tế. Tuy mở ra nhiều ngành nghề mới cho người khuyết tật ( chuyên gia công nghệ ứng dụng , lắp ráp điện tử , kỹ thuật viên đồ họa, sữa chữa lắp ráp điện tử , CNTT….) , nhưng cũng đòi hỏi tay nghề ngày càng cao . Nên tôi thiết nghĩ các bạn sinh viên cần trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng , phát huy kỹ năng tìm việc , chủ động tìm đến với doanh nghiệp , để tự quảng cáo mình chứ không “ tranh thủ” lòng thương hại của doanh nghiệp. Có như vậy, các ban sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp với mình “.
Jobs Vietnam
DRDVietnam

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)